MẮT: CẤU TẠO, CHỨC NĂNG VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
Đôi mắt được ví như “cửa sổ tâm hồn” và là một trong năm giác quan của cơ thể. Mắt tuy nhỏ nhưng rất quan trọng khi đảm nhiệm các chức năng như nhìn, quan sát, thu nhận hình ảnh và gửi thông tin đến não bộ. Để hiểu rõ về cấu tạo mắt, chức năng và cơ chế hoạt động mắt hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mắt là gì?
Mắt là cơ quan nhìn thấy sự vật, sự việc xung quanh cuộc sống. Mắt lấy ánh sáng từ những gì nhìn thấy và gửi thông tin hình ảnh đến não bộ. Đôi mắt có thể nhìn được khoảng 200 độ theo mọi hướng, bao gồm cả phía trước và hai bên (tầm nhìn ngoại vi). Các bộ phận của mắt phối hợp với nhau cho phép nhìn thấy hình ảnh, chuyển động và độ sâu. Ngoài ra, đôi mắt có thể nhìn thấy hàng triệu màu với các sắc thái khác nhau.
Cấu tạo của mắt gồm các bộ phận nào?
Cấu tạo của mắt gồm các bộ phận sau:
- Mống mắt
Mống mắt là bộ phận quyết định màu sắc của mắt và nằm sau giác mạc. Các màu mắt phổ biến như đen, xanh dương, xanh lục, nâu nhạt hoặc nâu.
- Giác mạc
Giác mạc là lớp trong suốt kéo dài trên mống mắt.
- Đồng tử
Đồng tử (tròng đen, con ngươi) là vòng tròn màu đen nằm giữa trung tâm mống mắt, có khả năng giãn ra và co lại để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào.
- Củng mạc
Đây là phần màu trắng bao quanh mống mắt.
- Kết mạc
Kết mạc là mô mỏng, trong suốt bao phủ củng mạc và nằm bên trong mí mắt.
- Thủy tinh thể
Bộ phận này nằm sau đồng tử nằm với chức năng như thấu kính hội tụ ánh sáng đi đến võng mạc.
- Võng mạc
Võng mạc là tập hợp các tế bào nằm bên trong đáy mắt giúp cảm nhận ánh sáng và chuyển nó thành các xung điện hoặc tín hiệu thần kinh. Võng mạc có nhiều tế bào hình que (tế bào giúp nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu) và hình nón (tế bào phát hiện màu sắc).
- Điểm vàng
Điểm vàng là một phần của võng mạc, chịu trách nhiệm về tầm nhìn trung tâm và giúp nhìn thấy các chi tiết và màu sắc đẹp.
- Dây thần kinh thị giác
Dây thần kinh thị giác nằm phía sau võng mạc, có chức năng mang tín hiệu đến não, sau đó giải thích thông tin hình ảnh để biết đang nhìn thấy gì.
- Các cơ kiểm soát vị trí và chuyển động của mắt
Các cơ cơ này giúp kiểm soát lượng ánh sáng đi vào và khả năng tập trung của mắt.
- Dịch kính
Dịch kính là một loại gel trong suốt lấp đầy toàn bộ mắt có chức năng bảo vệ và duy trì hình dạng của mắt.
Mắt hoạt động thế nào?
Các bộ phận của mắt phối hợp với nhau giúp nhìn thấy hình ảnh và gửi thông tin đến não bộ. Tất cả quá trình này diễn ra cực kỳ nhanh chóng.
- Ánh sáng đi vào mắt qua giác mạc và đến thủy tinh thể. Sau đó, đồng tử ngày càng lớn hơn để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt.
- Giác mạc và thủy tinh thể khúc xạ (uốn cong) ánh sáng để tập trung vào những gì đang nhìn thấy.
- Ánh sáng đi tới võng mạc và biến hình ảnh thành xung điện hoặc tín hiệu.
- Dây thần kinh mang tín hiệu từ cả hai mắt đến phần não chịu trách nhiệm về thị giác (vỏ não thị giác).
- Bộ não sẽ giải thích những gì đã nhìn thấy và kết hợp với hai mắt tập hợp tất cả lại thành hình ảnh rõ ràng.
Chức năng của mắt là gì?
Các chức năng của mắt có thể kể đến như:
- Góc độ sinh học: Đôi mắt dễ nhạy cảm trước các tác động của môi trường, thông qua đó giúp con người có phản ứng phù hợp với diễn biến mọi thứ xung quanh.
- Về mặt quang học: Đôi mắt thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, sự việc để chuyển lên cho não bộ xử lý và lưu trữ.
- Giao tiếp: Mắt là cơ quan giúp con người giao tiếp phi ngôn ngữ. Thông qua ánh mắt, con người có thể liên hệ, ra hiệu, trao đổi thông tin với nhau thay cho lời nói.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét