MẮT CÓ ĐỐM ĐEN – CHỈ RÕ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH LOẠI BỎ NHANH CHÓNG

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

 Mắt có đốm đen đôi khi chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường, tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý hết sức nguy hiểm cho thị lực và sức khỏe toàn thân. Bởi vậy, việc tìm hiểu rõ về biểu hiện này sẽ giúp bạn bảo vệ được đôi mắt của chính mình.

Mắt có đốm đen là do bệnh lý gì?

Mắt có đốm đen trong tầm nhìn

Đây là tình huống phổ biến nhất hiện nay. Nhiều người mô tả, họ bỗng nhiên nhận thấy những đốm đen di động như những con ruồi bay trong tầm nhìn, đặc biệt khi nhìn vào bức tường trắng, tờ giấy trắng hay nền trời trong xanh thì thấy chúng rõ ràng hơn hẳn. Đây chính là hồi chuông cảnh báo mắt đã bị tổn thương do mắc phải một số bệnh lý sau đây:

Đục dịch kính, đục thủy tinh thể: Khi tuổi tác tăng cao hoặc lối sống thiếu khoa học sẽ kích thích quá trình stress oxy hóa sản sinh ra nhiều gốc tự do độc hại mà cơ thể không đào thải kịp. Các gốc tự do này sẽ làm biến đổi cấu trúc của protein, colagen trong thủy tinh thể, dịch kính, khiến các bộ phận này xuất hiện các đám đục, chắn đường truyền của tia sáng, tạo bóng in trên võng mạc mắt, khiến mắt có đốm đen che khuất tầm nhìn. Về cơ bản, mắt có đốm đen do đục thủy tinh thể và đục dịch kính tương đối giống nhau, tuy nhiên để phân biệt cũng rất dễ dàng. Bạn hãy nhìn tập trung vào một vật bất kỳ, nếu đốm đen đứng yên thì bạn đang mắc đục thủy tinh thể, nếu đốm đen di chuyển qua lại thì bạn có khả năng cao mắc đục dịch kính.

Chấn thương mắt, võng mạc tiểu đường, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào…: Làm nứt vỡ các mạch máu trong mắt, gây chảy máu mắt. Các đám máu, dịch và mảnh vỡ từ thành mạch sẽ cản trở tia sáng truyền qua, khiến chúng ta thấy các đốm đen trước mắt.

Bong hoặc rách vùng võng mạc: Võng mạc nằm ở đáy mắt, là nơi tiếp nhận và chuyển đổi tia sáng thành tín hiệu thị giác truyền đến não. Bởi vậy, khi khu vực này bị tổn thương (phổ biến là bong, rách) thì một phần các tia sáng sẽ bị ngắt quãng, không truyền được đến não bộ, khiến chúng ta nhìn thấy những đốm đen hay mảng tối trong tầm nhìn, thường kèm theo hiện tượng chớp sáng, đau nhức hốc mắt rất khó chịu.

Glocom, viêm dây thần kinh thị giác: Glocom và viêm sẽ làm tổn thương dây thần kinh thị giác, khiến tín hiệu hình ảnh không được thông suốt. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ thấy các đốm đen trước mắt hoặc thậm chí một phần hay toàn bộ tầm nhìn bị chuyển thành màu đen tùy theo mức độ bệnh.

Mắt có đốm đen trên tròng trắng

Nhìn từ phía ngoài vào có thể thấy, mắt bao gồm 2 phần rất rõ ràng là tròng trắng và tròng đen. Nếu thấy mắt có đốm đen xuất hiện trên khu vực tròng trắng thì đa phần đó chỉ là các đám melanin tích tụ, tương tự như các nốt ruồi trên da, thường xuất hiện do bẩm sinh hoặc do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, ánh sáng xanh nhiều. Đa phần các đốm đen trên tròng trắng mắt đều lành tính, tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp chúng phát triển thành dạng u ác tính gây tổn hại thị lực nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng cả đến tính mạng người bệnh.

Rất nhiều người đã bị giảm thị lực nghiêm trọng chỉ vì không chữa trị kịp thời khi mắt có đốm đen. Để không rơi vào hoàn cảnh này.

Cập nhật 3 cách chữa mắt có đốm đen hiệu quả nhất hiện nay

Cách 1: Thay đổi lối sống

Làm lơ, coi những đốm đen như không tồn tại: Đối với tình trạng mắt có đốm đen là do đục thủy tinh thể, đục dịch kính bị lão hóa, bạn chỉ cần làm lơ chúng đi một thời gian, sau đó não bộ sẽ làm quen dần và bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu vì chúng nữa.

Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bạn nên tích cực ăn các loại thức ăn giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa như rau cải xoăn, súp lơ xanh, cần tây, cà rốt, gấc, cam, đu đủ, bí đỏ, cá hồi, cá ngừ, hàu, tôm; hạn chế các đồ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều đường như bánh kẹo, siro, nước ngọt, xúc xích, khoai chiên…; uống nhiều nước; tránh xa rượu bia; không hút thuốc lá; ngủ đủ giấc; giữ tinh thần thoải mái, tránh stress; tập thể dục thường xuyên.

Sử dụng kính chống tia bức xạ: Biện pháp này có thể giúp bạn hạn chế tổn thương mắt, nhờ vậy ngăn chặn các đốm đen lan rộng hiệu quả.

Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ cho đôi mắt: Bạn nên ngủ tối thiểu 6 giờ/ ngày; tránh thức khuya quá 11 giờ đêm; sau mỗi 20 phút làm việc hãy nhìn vào một vật cách xa 6m trong 20 giây.




Cách 2: Dùng viên uống bổ mắt giàu Lutein và Vitamin A

Sự tích tụ các gốc tự do phát sinh từ stress oxy hóa là tác nhân chủ yếu gây đục thủy tinh thể, đục dịch kính, khiến mắt nhìn có Lutein và Vitamin A chính là giải pháp tối ưu giúp loại bỏ đốm đen, ruồi bay cho người bệnh.

Bởi lẽ, Lutein và Vitamin A đã được nhiều nghiên cứu khoa học tại Hoa Kỳ, Nga chứng minh là có khả năng chống stress oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi mắt, bảo vệ cấu trúc mắt toàn diện. Thực vậy, đã có rất nhiều người nhờ sử dụng viên bổ mắt Phúc Nhãn Khang – sản phẩm chứa kết hợp Lutein và Vitamin A  mà chỉ sau vài tháng đã loại bỏ được hẳn tình trạng mắt có chấm đen, khôi phục tầm nhìn sáng rõ. 

Cách 3: Phẫu thuật – cách trị mắt có đốm đen tại viện

Trong trường hợp mắt có đốm đen là do bong rách võng mạc, đục thủy tinh thể, đục dịch kính, chấn thương nặng, người bệnh có thể cần thực hiện một số phẫu thuật sau:

Mổ thay thủy tinh thể nhân tạo: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ để đưa dụng cụ đến thủy tinh thể, sau đó làm nhỏ và hút nhân đục ra ngoài, cuối cùng thay thế bằng thấu kính nhân tạo bằng acylic hay silicon.

Cắt bỏ hoặc chiếu laser dịch kính: Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ đến dịch kính để hút bỏ hoàn toàn dịch đục, đồng thời bơm vào một chất lỏng gần tương đồng để thay thế. Cách thứ 2, bác sĩ sẽ chiếu tia laser có tần số phù hợp để phá hủy các đám đục trong dịch kính.

Chiếu laser võng mạc: Bác sĩ chiếu tia laser để tạo ra vết nối giữa phần võng mạc bị bong rách và phần còn lại.

Các phẫu thuật này đều có nguy cơ gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho thị lực như xuất huyết mắt, tăng nhãn áp, nhiễm trùng ổ mắt… Do vậy cần đặc biệt cân nhắc trước khi thực hiện, đồng thời phải đảm bảo sức khỏe của người bệnh ở trạng thái tốt, các chỉ số huyết áp, đường huyết, nhịp tim, nhịp thở… ổn định.

Mắt có đốm đen hoàn toàn có thể trở thành thủ phạm làm tổn hại khả năng nhìn nghiêm trọng. Bởi vậy, việc thăm khám mắt thường xuyên và chủ động chăm sóc mắt từ sớm là điều tất cả chúng ta nên làm để có thể tránh xa biểu hiện đó và gìn giữ được đôi mắt sáng.



0 nhận xét :

Đăng nhận xét