BỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ CÓ NÊN MỔ HAY KHÔNG – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

 Hiện nay 85% người niên từ 40 tuổi trở lên đều gặp phải các vấn đề về mắt. Trong số đó Đục Thủy Tinh Thể chiếm tới 37% theo Bộ Y Tế thống kê cuối năm 2019.

ĐỤC THỦY TINH THỂ LÀ GÌ?

Bệnh đục thủy tinh thể (Cataract) hay còn gọi là đục nhân mắtbệnh cườm đácườm khô. Là tình trạng thủy tinh thể của mắt trở nên mờ đục và kéo màng mây. Người bị đục thủy tinh thể sẽ có cảm giác như đang nhìn vào một khung cửa sổ có khói.

Hầu hết tình trạng mắt này phát triển chậm và ban đầu không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, theo thời gian, tình trạng này sẽ làm cản trở thị lực và khiến người bệnh khó khăn trong việc lái xe, đọc sách hay thực hiện các hoạt động thường ngày.


Có một điểm phải hết sức lưu ý, đục thủy tinh thể từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn thường kéo dài khá lâu, nếu không chú ý sẽ dễ lầm tưởng với các bệnh thông thường, do đó các triệu chứng ban đầu thường bị bỏ qua, đến khi bệnh chuyển biến nặng thì đã muộn.

Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Đục Thủy Tinh Thể

Đa số các trường hợp gặp phải bệnh đục thủy tinh thể mắt là người lớn tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Một số khác đến từ các rối loạn bẩm sinh hoặc do tai nạn, chấn thương và biến chứng của các bệnh lý toàn thân.

Các chuyên gia chia những nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể thành hai nhóm chính là bẩm sinh, tuổi tác và tác động bên ngoài.

  • Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Các nguyên nhân gây đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ bao gồm: Rối loạn di truyền, rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, biến chứng của bệnh lý toàn thân. Nếu không phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh và có biện pháp can thiệp, thị lực của trẻ có thể bị ảnh hưởng.
  • Đục thủy tinh thể do duổi tác: Theo thống kê, có đến 80% người già trên 65 tuổi bị đục thủy tinh thể. Do quá trình lão hóa, các liên kết protein trong thủy tinh thể mắt không còn hoạt động tốt, dẫn đến xơ cứng, mờ đục từ đó cản trở tầm nhìn, khó điều tiết, làm suy giảm thị lực thậm chí mù lòa
  • Tác động bên ngoài
  1. Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử, tia X, ánh sáng tia chớp, tia hàn
  2. Tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị màn hình hơn 3 giờ/ngày 
  3. Mắc các bệnh khác tại mắt như: viêm kết mạc, bệnh giác mạc.
  4. Chấn thương mắt hoặc tai biến, di chứng trong phẫu thuật mắt
  5. Người mắc các bệnh lý mạn tính như: Béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường,..
  6. Liệu pháp Thay thế Hormone (HRT)
  7. Tiếp xúc nhiều với tia cực tím từ mặt trời


0 nhận xét :

Đăng nhận xét