Chúng ta thường đọc được những thông tin hoặc được khuyên là nên hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh vì chúng có hại cho đôi mắt. Đó là thông tin chính xác, tuy nhiên bạn có biết, ánh sáng xanh cũng cần thiết cho sức khỏe của con người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại ánh sáng này.
Ánh sáng xanh là gì?
Ánh sáng xanh (High energy visible) là một dải ánh sáng nằm trong khoảng ánh sáng mà con người có thể nhìn thấy được còn gọi là ánh sáng trắng được tạo từ các màu cơ bản đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn nằm trong dải hẹp từ 400 - 450nm nằm sát vùng tia tử ngoại, là một trong những loại ánh sáng có bước sóng thấp và năng lượng cao nhất.
Ánh sáng xanh có mặt ở khắp mọi nơi, ở môi trường tự nhiên thì chủ yếu đến từ ánh sáng mặt trời. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, ánh sáng xanh còn được nhìn thấy từ màn hình các thiết bị kỹ thuật số như Laptop, TV, điện thoại…
- Nên sử dụng các thiết bị điện tử với màn hình có công nghệ tối giảm ánh sáng xanh
- Sử dụng kính lọc ánh sáng xanh Bluecut mỗi khi làm việc hoặc học tập cùng với các thiết bị điện tử, nếu bị cận thị, bạn có thể sử dụng kính cận bluecut.
- Để độ sáng màn hình vừa phải, chuyến ánh sáng của màn hình về tông màu vàng, buổi tối nên để chế độ màn hình buổi đêm (nếu có)
- Sử dụng thiết bị điện tử khoa học, nghỉ ngơi mắt điều độ mối 20s sau 20 phút làm việc, nhìn ra xa 20 feet (6m) để luyện điều tiết cho mắt, tránh mỏi mắt.
- Dành thời gian hoạt động thư giãn ngoài trời ít nhất 30p – 1 tiếng mỗi ngày
- Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt và sức khỏe
- Kiểm tra mắt định kỳ ít nhất 2 lần 1 năm để phát hiện sớm các bệnh về mắt
Ánh sáng xanh ảnh hưởng không tốt đến đôi mắt
Mắt có khả năng ngăn chặn hầu hết tất cả các ánh sáng tử ngoại (UV- Ultra violet) nhờ cấu trúc của giác mạc và thủy tinh thể nhưng lại hầu như không có khả năng ngăn chặn với các bước sóng của ánh sáng xanh.
Mắt chúng ta khi tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài sẽ gây nên hội chứng thị giác màn hình (đau nhức, mỏi, khô mắt, rối loạn điều tiết…), khiến mắt mắc các tật khúc xạ như là cận, loạn, viễn thị. Đặc biệt là khi sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu sáng làm tăng nguy cơ suy giảm thị lực. Với khả năng gây ra tổn thương trên lớp biểu mô sắc tố và làm mất dần các tế bào cảm thụ ánh sáng ở võng mạc (tế bào nón, tế bào que), việc tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều sẽ làm tăng khả năng bị bệnh thoái hóa hoàng điểm. Bệnh có nguy cơ làm suy giảm, dẫn đến mất thị lực hoàn toàn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện tại các phương pháp điều trị bệnh này còn rất hạn chế, phần lớn là để làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng, ngăn chặn sự sụt giảm thị lực quá nhanh.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm trước khi đi ngủ có thể làm giảm sự sản xuất melatonin - hormone điều chỉnh giấc ngủ và gây rối loạn nhịp sinh học.
Làm thế nào để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh:
Do yêu cầu của công việc cũng như cuộc sống hiện đại, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn những thiết bị điện tử ra khỏi sinh hoạt của mình, vậy phải làm thế nào để hạn chế được mức độ ảnh hưởng của ánh sáng xanh để bảo vệ đôi mắt của mình?
Tất cả mọi thứ đều có mặt lợi và hại của nó, tuy không thể ngăn chặn hoàn toàn ánh sáng xanh nhưng chúng ta có thể giảm thiểu nó, bên cạnh đó, ánh sáng xanh cũng góp phần tạo nên ánh nắng mặt trời tươi đẹp mà chúng ta ngắm nhìn mỗi ngày. Hãy bỏ túi cho mình những kiến thức chăm sóc mắt và sức khỏe cần thiết để đôi mắt luôn rạng ngời.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét