1. Vitamin A
Thiếu hụt Vitamin A là tác nhân phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến thị lực trên toàn thế giới. Vitamin A có vai trò duy trì hoạt động của các tế bào cảm giác ánh sáng hay còn gọi là tế bào thụ cảm quang của mắt. Nếu cơ thể thiếu vitamin A, mắt sẽ có hiện tượng khô hoặc quáng gà (không nhìn rõ vào buổi tối) và gây ra những bệnh lý nghiêm trọng khác.
Vitamin A được tìm thấy nhiều trong gan, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nạp vitamin A cho mắt thông qua các hợp chất chống oxy hóa của thực vật có tên khoa học là carotene provitamin A. Những loại thực phẩm tốt cho mắt như cà chua, cà rốt, bí đỏ, rau cải mâm xôi, cam, xoài…
Bổ sung provitamin A carotenoid sẽ cung cấp khoảng 30% nhu cầu vitamin A đối với người trưởng thành. Loại hợp chất chống oxy hoá tốt nhất là beta-carotene, chứa nhiều trong cải xoăn, cà rốt và rau bina.
2. Lutein và Zeaxanthin
Lutein và zeaxanthin thường tập trung ở phần trung tâm võng mạc, có tác dụng chống oxy hoá. Ngoài ra, hai chất này giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh có hại. Mỗi người trưởng thành cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 6 mg lutein và / hoặc zeaxanthin mỗi ngày để hạn chế nguy cơ gây thoái hoá điểm vàng.
Lutein và zeaxanthin có nhiều trong các loại rau lá xanh, trứng, ngô và nho đỏ. Để có thể hấp thụ thêm carotenoid, bạn có thể ăn kèm với chất béo từ bơ, dầu ăn khi chế biến thực phẩm. Hai chất này là trợ thủ đắc lực giúp mẹ chăm sóc mắt cho trẻ.
3. Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 tốt cho mắt bao gồm EPA và DHA. DHA tồn tại trong võng mạc, giúp mắt hoạt động năng suất. Vì vậy, ngay từ khi còn sơ sinh, trẻ luôn được chú ý bổ sung nhiều DHA cho sự phát triển hoàn thiện của não và mắt. Người không cung cấp đủ DHA cho mắt sẽ dễ mắc các tật khúc xạ.
Ngoài ra, các axit béo omega-3 còn giúp khắc phục tình trạng khô mắt bằng cách tăng lượng nước mắt. Người bệnh cần bổ sung axit béo omega-3 trong bữa ăn hàng ngày, liên tục 3 tháng để bảo vệ mắt không bị khô.
Axit béo omega-3 cũng có tác dụng phòng ngừa các bệnh về mắt như bệnh võng mạc tiểu đường. Bạn có thể bổ sung EPA và DHA bằng các loại cá hoặc qua thực phẩm chức năng.
4. Axit Gamma-Linolenic
Axit gamma-linolenic là một axit béo omega-6, giúp chống viêm cho đôi mắt. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm mắt, glocom, đỏ mắt, mỏi mắt. Các loại tinh dầu tinh dầu hướng dương, tinh dầu cây bạch dương chứa nhiều axit gamma-linolenic.
5. Vitamin C
Là cơ quan hoạt động nhiều nên mắt cần có nhiều chất dinh dưỡng để chống lại sự oxy hoá. Một trong những chất chống oxy hóa hiệu quả là vitamin C. Phần lớn nồng độ chất dịch trong mắt chính là vitamin C.
Đặc biệt là người lớn tuổi, nếu được bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ làm giảm khả năng đục thuỷ tinh thể. Vitamin C có trong nhiều loại trái cây họ cam quýt và các loại rau củ như cải xoăn, bông cải xanh, ớt chuông.
6. Vitamin E
Vitamin E là một nhóm các chất giúp chống lại sự oxy hoá. Vitamin E có thể tan trong chất béo. Cung cấp vitamin E sẽ giúp bảo vệ võng mạc.
Các bệnh như thoái hoá võng mạc, suy giảm thị lực là do sự thiếu hụt vitamin E cho cơ thể. Bạn cần bổ sung vitamin E cho cơ thể khoảng 7 mg/ngày để mắt sáng khỏe hơn. Vitamin E được tìm thấy trong các loại hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương và các loại dầu thực vật như dầu hạt lanh.
7. Kẽm
Kẽm cũng có tác dụng chống oxy hóa cho mắt. Nó là một phần của nhiều enzyme thiết yếu như superoxide dismutase – chất chống oxy hoá. Kẽm sẽ giúp cho các sắc tố thị giác trong võng mạc được bảo vệ. Người thiếu hụt kẽm có thể bị quáng gà và thoái hoá điểm vàng ở người cao tuổi. Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như hàu, thịt, hạt bí đỏ…
Ngoài việc bổ sung các chất tốt cho mắt bằng chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng nên bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, bạn cũng nên khám mắt định kỳ 3- 6 tháng một lần để có đôi mắt luôn sáng khỏe
0 nhận xét :
Đăng nhận xét